Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Đập Xayabury sẽ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam
Lào đang có kế hoạch xây dựng đập thủy điện Xayabury trên dòng chính sông Mekong gây nhiều tranh cãi. Hôm nay 22-2, Ủy ban sông Mekong Việt Nam có cuộc họp tại Hạ Long để tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học xung quanh vấn đề này. Trước cuộc họp, TS Tô Văn Trường, chuyên gia về thủy lợi, nhận định:

 


 


 












 


Hiện nay vào mùa khô, nhánh sông Hậu qua địa bàn xã Đa Phước và thị trấn An Phú, huyện An Phú (An Giang) thường xuyên bị khô cạn. Việc đi lại, vận chuyển bằng đường thủy hết sức khó khăn - Ảnh: Đ.Vịnh


 



 











Vị trí Lào dự định xây đập Xayabury Đồ họa: v.cường - Ảnh: internationalriver.org

 












Ông Tô Văn Trường  - Ảnh: Lê Kiên



 


- Xayabury là đập dâng có chiều dài 820m, chiều cao 32,6m, cao độ đỉnh đập: 254m, diện tích hồ chứa 49km2, dung tích hữu ích 225 triệu m3, công suất lắp máy 1.285 MW.


 


Tôi chưa được xem bản vẽ chi tiết thiết kế, nếu công trình đập dâng có cống xả cát thì việc lắng đọng phù sa trong lòng hồ không đáng kể. Các hồ chứa lớn có dung tích chết để chứa cát. Mặc dù có thiết kế đường đi cho cá nhưng thực tế sông rộng đến 820m, chắc chắn ảnh hưởng đến thủy sản.


 


Đối với các nhà máy thủy điện kiểu đập dâng thường là loại nhà máy điều tiết ngày, có chức năng trữ nước trong ngày và phát điện giờ cao điểm. Khi trữ nước thì phía hạ lưu không có dòng chảy nên sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng nước dưới hạ lưu, ảnh hưởng các loài thủy sinh, giao thông thủy gặp khó khăn, xâm nhập mặn ở hạ lưu sông Mekong - tức là đồng bằng sông Cửu Long - sẽ sâu hơn.


 


* Không chỉ là đập Xayaburi, theo quy hoạch thì Lào, Thái Lan và Campuchia có thể xây dựng tới 12 bậc thang thủy điện trên dòng chính Mekong, có thể hình dung ra tác động đến Việt Nam như thế nào?


 


- Năm 1994, khi tôi còn làm việc ở Ban thư ký Mekong ở Bangkok, các chuyên gia thủy điện đã tranh cãi rất nhiều về tác hại của các hồ chứa thủy điện nên họ đã chuyển hướng hầu hết từ hồ chứa sang dạng đập dâng. Muốn đánh giá cụ thể phải xem xét đặc trưng của từng hồ như vị trí, quy mô, quy trình vận hành...


 


Nguyên tắc các hồ có dung tích lớn, càng gần Việt Nam như Sambor và Stung Treng (Campuchia) thì tác động càng nhiều đến môi trường sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long, kể cả đa dạng sinh học. Khi xây dựng cả 12 bậc thang sẽ phải phá rừng nhiều, lắng đọng phù sa trong lòng hồ, tác động đến thủy sản, thay đổi chế độ dòng chảy gây xói lở hạ lưu...


 


Nếu gặp trường hợp vỡ đập sẽ xảy ra hiện tượng “domino” là thảm họa không lường hết được.


* Việt Nam nên có hành động gì để Lào có thể hoãn việc xây dựng đập Xayabury? Vai trò của Ủy hội sông Mekong ở đây thế nào?


 


- Ban thư ký Ủy hội sông Mekong (MRC) đã yêu cầu phía Lào cung cấp các thông tin theo đúng quy định của thủ tục thông báo, tham vấn và thỏa thuận của MRC (PNPCA). Hiện nay MRC đã lập nhóm công tác và đang tiến hành tiến trình “tham vấn” các quốc gia ven sông.


 


Theo quy định tại PNPCA, cần sáu tháng cho tiến trình này, và MRC dự kiến tháng 4-2011 sẽ hoàn tất. Qua nghiên cứu tài liệu đánh giá môi trường chiến lược của MRC và một số tài liệu liên quan, cho thấy các tài liệu cơ bản của chủ đầu tư cung cấp còn rất hạn chế, chưa có đánh giá tác động môi trường, tác động tích lũy, xuyên biên giới...


 


Việt Nam cần dựa vào hiệp định Mekong 1995, công luận quốc tế, nghiên cứu đưa ra các yêu cầu cụ thể có tính pháp lý cả về luật pháp và quản lý lưu vực sông vì quyền lợi chung của các nước trong lưu vực.


 


Đặc biệt, yêu cầu phải có tham vấn các cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng. Công việc này còn tốn rất nhiều thời gian, qua bài toán đánh đổi “được, mất” mới có thể đi đến sự đồng thuận cao.


 


* Có ý kiến cho rằng nếu Lào, Thái Lan và Campuchia xây dựng 12 bậc thang thủy điện thì Việt Nam là một trong số các nước được nhập khẩu điện để bù đắp phần năng lượng hiện đang rất thiếu, và nếu Việt Nam không đầu tư vào thủy điện ở Lào thì các nước khác cũng đầu tư? Quan điểm của ông ra sao?


 


- Chắc chắn nếu Việt Nam không đầu tư thì Trung Quốc, Thái Lan và một số nước khác sẽ quan tâm đầu tư công trình thủy điện ở hạ lưu Mekong. Trước đây, Việt Nam cũng đã cử Tập đoàn Dầu khí sang giúp Lào nghiên cứu xây dựng đập thủy điện Luang Prabang theo hình thức BOT để chuyển điện về Sơn La.


 


Một số công trình thủy điện trên dòng nhánh như Xekaman 1, 2, 3 mục đích cấp điện cho Kon Tum. Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy thủy điện khác rất khó cung cấp nguồn điện cho Việt Nam vì giá thành còn phụ thuộc vào đường truyền tải điện.


 


Về nguyên tắc, điện áp càng cao, tổn thất dọc đường sẽ nhỏ nhưng do địa hình đồi núi hiểm trở, khoảng cách xa nên giá thành rất cao.


 


* Cá nhân ông kiến nghị những gì để hiểm họa của việc xây đập trên sông Mekong bị chặn lại?


 


- Về khía cạnh khoa học kỹ thuật và cơ sở pháp lý trong hiệp định MRC, các cơ quan chức năng của Việt Nam phải yêu cầu phía Lào cung cấp đầy đủ các cơ sở dữ liệu cơ bản, chủ động nghiên cứu, lượng hóa các tác động xấu của việc xây đập đến hạ lưu, đặc biệt là Việt Nam. Vận động, tranh thủ tiếng nói của cộng đồng quốc tế, các tổ chức môi trường, ý kiến của người dân để tăng sức ép với chủ đầu tư.


 


Mặt khác, phải tính toán đến phương án nếu Lào vẫn cương quyết xây dựng thì phải đưa ra các giải pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường như quy mô thiết kế, quy trình vận hành các hồ chứa...


* Xin cảm ơn ông.


 









55% chiều dài Mekong thành hồ chứa nước?


 


Nếu cả 12 dự án trên đây được thực hiện thì 55% tổng chiều dài của sông sẽ biến thành các hồ chứa nước. Nhưng tất cả các dự án đó được triển khai và vận hành cũng chỉ cung cấp 6-8% nhu cầu đỉnh (thời điểm sử dụng điện cao nhất) năm 2025 của bốn nước Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia.


 


Vì vậy, sự đóng góp của 12 đập này chỉ đúng bằng mức tăng trưởng điện một năm. Điều đáng lưu ý là Lào dự kiến xây dựng thủy điện mật độ dày đặc nhưng chỉ sử dụng 4%, 96% còn lại được xuất khẩu chủ yếu sang Thái Lan và VN.


 


Nếu các con đập được xây lên, hạ lưu sông Mekong sẽ không còn thời gian chuyển mùa trong năm, lượng phù sa sẽ thay đổi, độ phì nhiêu sẽ bị giảm đi rất nhiều. Các con đập sẽ tích một lượng nước khổng lồ nhất trong lịch sử.


 


Giả định các con đập cùng xả nước, xả lũ khẩn cấp thì trong vòng 1-2 giờ, mực nước vùng hạ lưu có thể dâng lên 3-6m. Như vậy, chúng ta có thể thấy tác động kinh hoàng của nó trong trường hợp xấu. Vậy mà chưa thấy ai đề cập việc xây đập điều tiết ở phía hạ lưu. Nếu 12 đập thủy điện được xây dựng thì cần ba con đập để điều tiết nước.


 


Ai sẽ xây ba con đập, vận hành và chi trả kinh phí cho nó: Lào, Thái Lan hay Việt Nam?


 


TS Jeremy Carew-Raid (giám đốc Trung tâm quốc tế về quản lý môi trường, chuyên gia dự án đánh giá môi trường khu vực hạ lưu sông Mekong)


 



LÊ KIÊN thực hiện


_______________________


Tác hại nghiêm trọng cho ĐBSCL


 


Nếu được xây dựng, đập Xayabury sẽ hủy hoại vĩnh viễn môi trường sống và hệ sinh thái của sông Mekong, gây nguy hiểm cho hệ động thực vật phong phú tại đây. Do thay đổi nghiêm trọng môi trường sống, 41 loài cá sẽ có nguy cơ tuyệt chủng. Đập Xayabury cũng sẽ cản trở thói quen di cư của 23 loài cá về phía đầu nguồn Luang Prabang ở Lào, Chiang Khong và Chiang Saen ở Thái Lan, ngăn cản vòng đời cần thiết của các loài cá này. Trong số đó có loài cá trê lớn, biểu tượng của sông Mekong, hiện bị đe dọa nghiêm trọng.


 


Con đập sẽ ảnh hưởng bất lợi cho hệ sinh thái phức tạp của sông Mekong, vốn phần nào đang bị ảnh hưởng từ những con đập tại đầu nguồn ở Trung Quốc. Việc nuôi trồng kai, một loài rong nước ngọt, vừa là thức ăn quan trọng cho cá, vừa là món ăn nổi tiếng tại Luang Prabang, sẽ bị hủy hoại. Với những phụ nữ Lào sống gần con đập, kai là một trong những nguồn thu nhập chính trong mùa khô khi mực nước sông Mekong giảm xuống thấp, vì đó là điều kiện cho rong kai phát triển.


 


Nghiên cứu của Đại học Umea (Thụy Điển) và Viện Tài nguyên thế giới của Mỹ cho biết sinh thái sông Dương Tử của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi đập Tam Hiệp hoàn thành. Theo ghi nhận của Cơ quan Thăm dò địa chất Mỹ, tại sông Columbia, sau 80 năm kể từ khi xây đập đầu tiên, sản lượng cá di cư gần như bằng 0 so với hơn 20.000 tấn khai thác được hằng năm trong quá khứ.


 


Riêng ở ĐBSCL, kết quả nghiên cứu của ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia môi trường của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam, hằng năm sẽ có 220.000 - 440.000 tấn cá trắng bị rủi ro, chưa tính đến lượng cá đen. Nếu tính trung bình giá cá trắng là 50.000 đồng/kg thì tổn thất hằng năm chỉ riêng cá trắng sẽ từ 500 triệu - 1 tỉ USD! Ngoài các tổn thất về cá và lúa, còn cả một danh sách dài những tổn thất chưa tính được bao gồm cá đen và các loài thủy sản tự nhiên nội địa, thủy sản biển, thủy sản nuôi; chi phí phòng chống sạt lở bờ sông, sụt lún của đồng bằng do thiếu phù sa; chi phí ứng phó sự dịch chuyển khó đoán của ranh giới mặn trong mùa, trong tháng và trong ngày; các tác động xấu đối với du lịch...


 


Thạc sĩ KỶ QUANG VINH (giám đốc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường TP Cần Thơ) - NGỌC PHỤNG - D.T.H. ghi


 


Theo Tuổi Trẻ

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)
    Con gái Mark Zuckerberg nghĩ bố chăn bò để kiếm sống (19-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Đôla hạ nhiệt kéo vàng đi xuống (21-02-2011)
    Nguy cơ thiếu nước ngọt (20-02-2011)
    10% gạo trên thị trường Trung Quốc bị nhiễm độc  (16-02-2011)
    Phở bò bán cho "đại gia" có gì khác biệt? (16-02-2011)
    Thả khách giữa đường, tàu Bắc - Nam bị lập biên bản (12-02-2011)
    Gian nan đường về Sài Gòn sau Tết (07-02-2011)
    Tàu hỏa đâm xe trên cầu, nhiều người thương vong (06-02-2011)
    Chùa Kyaiktiyo (Golden rock) (31-01-2011)
    Sa Pa vắng khách dịp Tết vì rét đậm (31-01-2011)
    Hàng nghìn hành khách bị ùn ứ tại bến xe Miền Đông (31-01-2011)
    Miền Bắc đón giao thừa trong giá rét (30-01-2011)
    Tết trên sông nước Sài Gòn (29-01-2011)
    7 loại cây khai vận năm mới  (29-01-2011)
    Được mùa bánh chưng “tại gia” nhờ… lạm phát (29-01-2011)
    Đồ trang trí tết 2011: Người tiêu dùng chuộng hàng nội (28-01-2011)
    Miền Bắc sẽ đón Tết trong ấm áp (28-01-2011)
    Sài Gòn rung lắc vì động đất ngoài khơi Vũng Tàu  (26-01-2011)
    Kinh hãi lợn siêu nạc ở Trung Quốc (26-01-2011)
    Trắng đêm “đem Tết” về phố (25-01-2011)
    Nhiều loại cá chép mới cúng ông Công, ông Táo (24-01-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152770240.